==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

khách thăm quan sẽ được hòa mình vào khung cảnh thơ mộng, giữa cảnh sắc thiên như hoa quện vào nhau tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình, ngoài ra khi đến Sapa bạn còn được hòa mình vào không khí  lễ hội đặc sắc của người vùng cao và thưởng thức những món ăn ngon hấp dẫn như: Rau dớn, rau sắng, cải Mèo, rau bép …đây là đặc sản, hiếm có khó tìm, mọc hoang dại giữa núi rừng thiên nhiên.

Lữ khách sẽ được hòa mình vào khung cảnh thơ mộng, giữa cảnh sắc thiên như hoa quện vào nhau tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình, ngoài ra khi đến Sapa bạn còn được hòa mình vào không khí  lễ hội đặc sắc của người vùng cao và thưởng thức những món ăn ngon hấp dẫn như: Rau dớn, rau sắng, cải Mèo, rau bép …đây là đặc sản, hiếm có khó tìm, mọc hoang dại giữa núi rừng thiên nhiên.
Những loại rau đặc sản của Sapa - Ảnh 1
Rau dớn là loại thực vật hoang dại có hình dáng gần giống cây dương xỉ. Rau dớn chỉ thích hợp với môi trường hoang dã như khe suối, dưới các tán rừng thấp có độ ẩm cao, nên ít khi trồng được, loại rau này hầu như không xuất hiện trên các hàng quán ở phố thị, nhưng lại là món ăn quen thuộc của một số dân tộc thiểu số, như Cơ Tu, H’mông… Cuối năm, người Cơ Tu thường vào rừng hái rau dớn về để dành ăn trong dịp Tết. Nó không những được xem là vua của các loại rau mà còn là món đặc sản để đãi khách trong các dịp lễ hội.

Rau dớn được chế biến thành các món ăn khác nhau như: Như luộc, xào, nấu canh, làm nộm. Món ăn sẽ dai ngon, dậy hương vị hơn khi được phơi héo xào với tỏi, rồi vắt chút nước cốt chanh cho đỡ vị chát và nhớt. Rau dớn là món ăn lành, có thể giúp người dân miền núi trước đây chống chọi với nạn đói.

Rau sắng
Những loại rau đặc sản của Sapa - Ảnh 2
Rau sắng được hái từ cây sắng thân gỗ to cao thuộc bộ Đàn hương, mọc tự nhiên ở trên núi, các vách đá, như:  Sapa Lào Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ… Rau sắng có nhiều tên gọi khác nhau như cây mỳ chính, ngót rừng, ngót quế, pắc van.

Thời điểm thu hoạch rau tốt nhất là mùa xuân, đỉnh điểm là tháng 3, 4 khi cây ra nhiều ngọn non. Khi ấy, lá, chồi non của cây sắng trông xanh thẫm, mỡ màng với hàm lượng protit và acid amin cao hơn hẳn các loại rau khác. Rau sắng ăn rất ngọt nước, có thể làm món xào, nấu canh lẫn tôm nõn giã nhỏ, thịt gà, cá rô đều được. Đây là một loại rau đặc sản, quý hiếm với giá khoảng 150.000 đồng một kg.
Những loại rau đặc sản của Sapa - Ảnh 3
Rau bép
là một loại lá rừng được đồng bào thiểu số Tây Nguyên ưa chuộng và tin dùng làm thuốc quý. Còn người Kinh coi đây là một loại rau sạch, vì cây cho ngọn và lá quanh năm mà không cần sử dụng bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật nào.

Lá bép tròn dài, lúc non có màu đỏ hồng, rồi dần chuyển sang xanh nhạt, thích hợp để làm gia vị cho các món canh, xào thịt bò, lòng gà, thậm chí dùng làm món lẩu tôm, cua đồng đều rất thơm ngon, mang lại vị ngọt thanh đặc trưng riêng người Sapa thường dùng để đãi khách quý.
Những loại rau đặc sản của Sapa - Ảnh 4
Cải Mèo nhìn giống cải ngọt miền xuôi, lá dài màu xanh sậm, viền lá uốn lượn gần giống răng cưa, thuộc họ rau có bẹ. Đây là loại rau đặc sản được thiên nhiên ban tặng cho người dân miền đất Sapa. Nó có sức sống mãnh liệt, có thể sinh trưởng trên nhiều địa hình đồi núi dù rất xấu. Đặc biệt, cây có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, được xem là bữa ăn chính của người dân vùng cao Sapa.

Rau cải mèo có nhiều cách chế biến khác nhau như luộc, xào tỏi, nấu canh hoặc ăn lẩu. Vị của cải Mèo rất ngọt và lá ăn rất giòn. Nếu có dịp đến Sapa bạn hãy ghé đến một gia đình người H’mông, nếu được mời ở lại ăn cơm, bạn sẽ được tiếp đãi món rau cải ngon tuyệt này.
 

Những loại rau đặc sản của Sapa

Những loại rau đặc sản của Sapa
90 9 99 189 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==