==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Đây được coi là ngày lễ truyền thống của người Dao Đỏ. Vào ngày lễ kiêng gió này, người dân Dao Đỏ sum vầy bên gia đình, các mẹ, các chị hăng say thêu thùa, những người đàn ông ngồi học chữ Nho.

Đây được coi là ngày lễ truyền thống của người Dao Đỏ. Vào ngày lễ kiêng gió này, người dân Dao Đỏ sum vầy bên gia đình, các mẹ, các chị hăng say thêu thùa, những người đàn ông ngồi học chữ Nho.

Lễ kiêng gió truyền thống của người Dao Đỏ được tổ chức vào ngày 20/1  m lịch hằng năm. Trong dịp lễ đặc biệt này, mọi người quây quần bên gia đình, không đi làm với quan niệm rằng "làm bất cứ việc gì thần gió cũng xô đổ, không có thành quả".
Trước ngày lễ, người Dao Đỏ lên núi hái lá chít về làm bánh chưng với hy vọng lá chít có thể chắn gió và giúp họ gặp nhiều điều may mắn. Loại lá này không dễ tìm cho lắm, chỉ mọc ở những vùng có khí hậu thuận lợi. Đặc biệt, ở những vùng như Tả Giàng Phình (Sa Pa), lá chít chỉ mọc trên núi cao.
Bên cạnh lá chít, người Dao Đỏ sẽ chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu khác gồm thảo quả đã khô, thịt lợn, nếp, một ít muối, rơm đã được đốt thành than để nhuộm đen bánh chưng, sau mới bắt tay vào làm, tạo nên những chiếc bánh chưng hoàn hảo. Người Dao Đỏ quan niệm, không nên để bánh có màu trắng, vì đó là màu không may mắn.

Ngày người Dao Đỏ kiêng gió ở Sa Pa - Ảnh 1

Công đoạn làm bánh chưng cũng rất công phu và khéo léo. Trước tiên, họ sẽ đem thảo quả đã khô đi nướng chín dưới bếp than hồng, sau đó đem đập vỏ, lấy phần ruột bên trong, giã nhuyễn. Gạo nếp được vo kỹ nhiều lần rồi đem vào gói. Thịt lợn được thái thành từng miếng dài, rơm đốt thành tro. Tro trộn chung với nếp màu trắng để tạo màu đen. Cách gói giống như khi gói bánh chưng thông thường, cho lần lượt nếp, thịt, thảo quả, một ít muối gói trong lá chít.
Khoảng chiều 19/1  m lịch, các gia đình quây quần vào gói và nấu bánh chưng. Trẻ nhỏ sẽ không được ăn chiếc bánh được gói cuối cùng vì người dân tin rằng, ăn bánh chưng sau cùng, thì làm việc gì cũng về cuối. Do đó, chiếc bánh đó được phân biệt với cái khác bằng một sợi dây, sau khi vớt ra thì treo lên cửa chính. Những chiếc bánh còn lại sẽ cất lên tủ thức ăn hoặc biếu người thân, họ hàng.
Tối đến, người Dao đỏ đem lá chít còn thừa ra ngoài đường để làm nghi lễ đắp đường chắn gió. Họ đặt ba lá chít xuống chính giữa đường và đặt một hòn đá lên trên để chặn. Việc này được thực hiện ở các con ngõ quanh nhà.
Đúng sáng 20/1  m lịch, tất cả mọi người sẽ dậy sớm để đến nhà họ hàng của mình. Nếu sống chung với bên ngoại, các cặp vợ chồng sẽ về gia đình nội để ăn lễ kiêng gió.

Ngày người Dao Đỏ kiêng gió ở Sa Pa - Ảnh 2

Vào ngày lễ ngày, tất nhiên không thể thiếu mâm cơm với những món ăn truyền thống như thịt lợn, gà, canh cải, bánh chưng, rượu để mời những vị khách đến chơi. Mọi người sẽ ngồi cùng nhau, quây quần bên chiếc bàn rồi uống rượu, kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị mà họ đã trải nghiệm qua.
Cũng trong dịp này, những người phụ nữ trong nhà lấy đồ ra thêu thùa. Có những người bận rộn, mỗi năm, chỉ thêu được một bộ. Trong các dịp lễ hội như ngày kiêng gió, họ tranh thủ hoàn thành những chiếc áo, quần đang dang dở.
Y phục của người Dao Đỏ ở Sa Pa được thêu chỉ màu vàng, với các thao tác rất công phu và tỉ mỉ. Trong lúc may vá, thêu thùa, những người phụ nữ vừa làm vừa nói cười rôm rả.

Ngày người Dao Đỏ kiêng gió ở Sa Pa - Ảnh 3

Ngoài ra, đàn ông trong ngày này tập trung ở nhà trên để học chữ Nho. Những cuốn sách cả trăm năm tuổi được truyền qua bao thế hệ. Họ ngồi cùng nhau, đọc chữ Nho thật to.Rồi họ lấy bút lông ra viết lại để không quên mặt chữ.
Nếu hành trình Sapa vào dịp này, bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm ngày lễ đặc biệt cùng với những người dân Dao Đỏ.

Ngày người Dao Đỏ kiêng gió ở Sa Pa

Ngày người Dao Đỏ kiêng gió ở Sa Pa
55 6 61 116 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==