Tham quan Hà Khẩu là huyện cửa khẩu của Trung Quốc, thuộc Châu tự trị dân tộc Cáp Nê, Di Hồng Hà, phía nam của tỉnh Vân Nam, giáp biên giới với tỉnh Lào Cai, Việt Nam, Huyện có diện tích 1.313 km² và có 80.000 dân (thống kê năm 2002), được biết đến nhiều nhất như là huyện có đường xe lửa từ Côn Minh đến Hà Nội.
hành trình Sapa tham quan Hà Khẩu, là huyện cửa khẩu của Trung Quốc, thuộc Châu tự trị dân tộc Cáp Nê, Di Hồng Hà, phía nam của tỉnh Vân Nam, giáp biên giới với tỉnh Lào Cai, Việt Nam, Huyện có diện tích 1.313 km² và có 80.000 dân (thống kê năm 2002), được biết đến nhiều nhất như là huyện có đường xe lửa từ Côn Minh đến Hà Nội.
Khu vực thương mại của thị trấn Hà Khẩu không rộng lắm, nếu đi bộ chỉ hai giờ đồng hồ là hết các đường phố. Nhà cửa thẳng tắp không thò ra thụt vào như ở Việt Nam, hè phố chỉ cao hơn mặt đường một chút, nên người đi bộ và xe máy, xe đạp rất dễ dàng lên xuống
Tôi không am hiểu nhiều về kiến trúc, nên không rõ nhà cửa ở thị trấn Hà Khẩu xây dựng theo phong cách kiến trúc nào. Tôi lang thang vào khu dân cư nhưng chưa tìm thấy một ngôi nhà xây dựng theo kiểu Di Hoà Viên, một kiểu kiến trúc cổ Trung Hoa rất nổi tiếng mà tôi đã gặp ở khu nhà họ Vương trên cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang) do những người thợ Trung Quốc xây dựng từ đầu thế kỷ trước. Nhà ở Hà Khẩu là những khối nhà lớn, cao sáu bảy tầng, lắp cửa kính xanh lè, nom rất bề thế. Còn dân cư ở khu vực nhà cao tầng, các căn hộ đều lắp những lồng sắt kiểu “chuồng cọp” như ở Việt Nam, nhưng không được phép đua ra gấp đôi hành lang. Mặc dù vậy nhưng nom cũng rất rối rắm.
Đường phố Hà Khẩu sạch không thể tin nổi, không một mẩu giấy vụn, hay một chiếc lá bay bừa bãi trên đường. Những hộ dân sống dọc theo các phố, trước cửa nhà nào cũng đặt những thùng rác, công nhân vệ sinh môi trường vài giờ lại đẩy xe tới gõ chuông leng keng. Các hộ tự mang thùng rác ra đổ, nếu không có ai ở nhà thì công nhân vệ sinh đổ hộ. Mỗi tuyến phố đều có lao công, họ đi từ đầu phố đến cuối phố nhặt từng chiếc lá, mảnh giấy vụn.
Trên các vách nhà, bờ tường khắp các đường phố khó tìm thấy một dòng quảng cáo, số điện thoại kiểu: “Khoan cắt bê tông”, “Đào nạo vét rãnh nước”, “Tuyển nhân viên”…như ở các đô thị Việt Nam. Hà Khẩu làm những tấm biển lớn dựng ở ngã ba, ngã tư để người dân dán quảng cáo hay bày tỏ quan điểm của mình về một vấn đề gì đó trên các tờ “báo chữ to”, người khác có thể xé bỏ rồi dán đè lên một bài khác. Mặc dù là “báo chữ to” có thể tồn tại vài ngày hoặc vài giờ, nhưng có khá nhiều người dân chú ý đọc. Người ta có thể gọi đây phương tiện thông tin trực giác hay liệu pháp “xì hơi” rất hiệu quả mà Trung Quốc đã thành công trong nhiều thập kỷ qua.
Hà Khẩu là một thị trấn đông đúc dân cư, nhưng rất có trật tự, người ta qui hoạch từng khu vực: buôn bán, công sở, vui chơi giải trí…Có khu đánh bạc công khai, mỗi ki-ốt có nhiều bàn. Nghe nói chủ các sòng bạc này hàng tháng đều phải nộp thuế. Theo quan sát của tôi thì những sòng bạc ở đây chỉ là những sòng bạc nhỏ, dành cho những người đánh nhỏ, họ chủ yếu đánh để giải trí. Những con bạc lớn, phần đông từ Côn Minh, Tứ Xuyên…sang TP.Lào Cai đánh Casinô do người Mã Lai tổ chức. Cách sòng bạc mini là những ki -ốt bán rượu. Rượu đựng trong các chum lớn, có nắp đậy lót vải đỏ, giá rượu được ghi trên nắp. Đây là những loại rượu, theo cách nói dân gian người Việt Nam là loại rượu “cuốc lủi”, được người dân tự nấu từ nhiều vùng nông thôn bằng gạo, ngô. Chủ quán rót cho tôi nửa bát rượu mời uống. Tôi lắc đầu, chỉ vào chiếc chén nhỏ uống thử. Mùi rượu thơm lừng, rất hấp dẫn, uống vào có vị ngọt ở cuống họng. Người dân Trung Quốc mua nhiều loại rượu này về uống, rượu trong các siêu thị chẳng mấy người mua, có lẽ do giá cao hoặc không thể ngon bằng những loại rượu để trong các chum sành?
Tham gia giao thông trên đường phố Hà Khẩu chủ yếu là xe nội địa, từ xe ô tô đến các loại xe máy đều dán nhãn mác sản xuất made in China. Tìm mỏi mắt chẳng thấy xe của các hãng Toyota, Camry, Mercedes…Phương tiện công cộng thông dụng nhất ở Hà Khẩu là xe ô tô điện. Mỗi xe chở tối đa từ 8-10 người, giá rất rẻ, chạy lòng vòng khắp khu dân cư, rồi vòng ra Hà Khẩu chỉ mất có 3 ngàn đồng Việt Nam. Dù đi một đoạn hay đi cả buổi cứ lên xe xuống xe là trả 3 ngàn. Người Trung Quốc rất ưa chuộng loại xe này, bởi tiện lợi vô cùng. Xe ô tô điện phát triển nên tôi quan sát không thấy dịch vụ “xe ôm” như ở Việt Nam.
Nếu ở Việt Nam đang cấm các loại xe lôi, xe ba bánh tự chế, thì ở Hà Khẩu các loại xe này là chiếc cần câu cơm của nhiều người nghèo. Họ chở đủ loại: rau, lương thực, sắt thép, vật liệu xây dựng…len lỏi vào các ngõ ngách đường phố...