Là một bản làng của đồng bào dân tộc H’Mong nằm dưới chân núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, bên dưới đỉnh Fansipan- nóc nhà của Đông Dương, nơi mà những nét văn hóa của người bản địa gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên hoang sơ, bản Cát Cát là một điểm đến nhất định không thể bỏ lỡ cho bất cứ ai khi đi thăm quan Sapa.
Bản Cát Cát nằm cách trung tâm chương trình Sapa 2km, chính vì vậy để đi từ trung tâm thị trấn tới đây, khách thăm quan có thể đi bộ hoặc đi xe máy đều được. Đến với bản làng nơi đây, Lữ khách có thể bắt đầu hành trình bộ hành khám phá và trải nghiệm cuộc sống của người dân hai bên đường với những căn nhà nhỏ được xây dựng bên chiền núi.
Bản Cát Cát Sapa được hình thành từ giữa thế kỷ 19 do một bộ phận dân tộc ít người quần tụ theo phương pháp mật tập (dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét và sinh sống, trồng trọt canh tác ngay trên những sườn đồi quần cư). Những ngôi nhà này được xây dựng dựa trên những đặc điểm nổi bật nhất của phong cách kiến trúc cổ kính của người dân địa phương như là: Nhà được làm theo kiểu ba gian, lợp ván gỗ pơmu, bộ khung nhà có vì kèo ba cột ngang, các cột đều được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông. Vách được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào: cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà.
Cửa chính luôn được đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang ma, cúng ma vào dịp lễ Tết. Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách… Các ngôi nhà nằm cách nhau bởi những thửa ruộng bậc thang. Đằng sau những ngôi nhà ấy là những bụi tre um tùm hòa màu xanh lá với những cánh đồng hình vòng cung cao thấp lượn lờ. Thích nhất là bắt gặp những chiếc cối giã gạo không dùng sức người. Nước suối khi chảy đầy máng một đầu chài thì đầu chài kia bật cao lên. Khi nước trong máng đổ ra ngoài, đầu chài kia hạ xuống, giã vào cối gạo, cứ vậy cho ra những hột gạo trắng tinh.
Đến đây quý khách còn có cơ hội trải nghiệm những hoạt động thường ngày của người dân tộc như: trồng trọt ( cấy lúa – nếu vào ngày mùa cấy lúa ) hoặc một số nghề phụ mà người dân thường làm mỗi khi nông nhàn như: Dệt vải, chạm khắc bạc và làm các đồ nông cụ, thủ công mỹ nghệ để bán cho khách thăm quan. Ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của Lữ Hành , khách thăm quan đổ về hành trình Sapa nói chung và Bản Cát Cát nói riêng càng ngày càng tăng mạnh nên một số thanh niên có xu hướng tách ra làm nghề dịch vụ, một số bạn trẻ còn biết nói tiếng nước ngoài và làm nghề hướng dẫn viên… có thể nói đây là nét mới của Hành trình Sapa.
Không những mang vẻ đẹp riêng biệt của thiên nhiên hùng vĩ, bản làng Cát Cát còn là nơi mà những phong tục tập quán đặc trưng của đồng bào dân tộc người Mông được thể hiện và lưu giữ một cách rõ nét nhất.
Ngoài những phong tục tập quán mang tính đặc trưng của người dân tộc thiểu số nơi đây còn sở hữu vẻ đẹp riêng biệt của thiên nhiên, ấy vậy mà Bản Cát Cát là điểm khám phá hấp dẫn ở Sapa ngay từ khi nó được thành lập…. Bắt đầu đến Bản quý khách sẽ đi qua 1 cây Cầy Si bắc qua Suối Cát Cát và Thác nước Cát Cát thơ mộng. Càng đi sâu vào trong bản quý khách càng ngỡ ngàng trước sự hùng vĩ của thiên nhiên, Nếu dãy núi Hoàng Liên Sơn – Đỉnh Phanxipăng nóc nhà Đông Đương đem đến cho bạn cảm giác thán phục trước vẻ đẹp của thiên thì những thửa ruộng bậc thang lại mang đến cho bạn sự cảm phục trước sự sáng tạo của con người vùng cao. Họ đã biết khắc phục những nhược điểm của địa hình để tạo lên những thửa ruộng có khả năng canh tác đồng thời còn là một bức tranh kỳ vĩ, một vẻ đẹp hoang sơ trên nền không gian thiên nhiên hùng vĩ của núi đồi vùng cao.. và đây cũng chính là nguồn cảm hững vô tận cho các nhà nhiếp ảnh gia và Lữ khách mỗi khi đến với Sapa nơi gặp gỡ đất trời.