==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Nằm trên vùng núi cao và cách thành phố Lào Cai khoảng 76 km, khách thăm quan đến Bắc Hà sẽ phải đi qua những con đèo gấp khúc uốn lượn, càng lên cao càng dốc đứng rợn gáy - đặc trưng địa hình Tây Bắc. Dọc đường đi, cứ cách vài km lại thấy lác đác người dân tộc Mông, Dao trong trang phục sặc sỡ địu gùi sau lưng, đi bộ, dắt trâu ngựa lên núi để bán. Đôi lúc, vài chiếc xe máy chở người, thồ hàng vụt qua cho kịp giờ lên phiên. 

 

chương trình Sapa: Khám Phá Chợ Bắc Hà Ở Sapa

 

Nằm trên vùng núi cao và cách thành phố Lào Cai khoảng 76 km, Lữ khách đến Bắc Hà sẽ phải đi qua những con đèo gấp khúc uốn lượn, càng lên cao càng dốc đứng rợn gáy - đặc trưng địa hình Tây Bắc. Dọc đường đi, cứ cách vài km lại thấy lác đác người dân tộc Mông, Dao trong trang phục sặc sỡ địu gùi sau lưng, đi bộ, dắt trâu ngựa lên núi để bán. Đôi lúc, vài chiếc xe máy chở người, thồ hàng vụt qua cho kịp giờ lên phiên. 

Chợ Bắc Hà Sapa - Ảnh 1

Được nhiều người biết đến là chợ vùng cao lớn nhất Lào Cai, tụ tập nhiều thương lái ở các dân tộc xa gần về trao đổi, buôn bán nhưng Bắc Hà còn nức tiếng hơn bởi vẻ nguyên sơ, đậm chất dân tộc. Chợ đã được xây mới trên nền bê tông, không còn trên một quả đồi thoai thoải nhưng giao thương vẫn giữ được nhiều nét truyền thống. Đến đây có thể tìm thấy bất kỳ vật dụng nào cần thiết cho cuộc sống của người dân tộc từ cuốc, xẻng tới đồ thổ cẩm hay thậm chí là trâu ngựa, được phân chia khá rõ ràng thành các khu chợ nhỏ hơn để dễ tìm kiếm. 

Chợ Bắc Hà không đơn thuần chỉ là nơi mua và bán như các chợ khác. Ngay từ khi tỉnh Lào Cai được thành lập thì chợ Bắc Hà được hình thành tại Châu Bắc hà. Từ đó đến nay, chợ Bắc Hà bao giờ cũng chỉ họp mỗi tuần một phiên vào ngày Chủ nhật.

Chợ Bắc Hà Sapa - Ảnh 2

Chợ Bắc Hà là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa địa phương với hàng hóa ngoài tỉnh, và là nơi giao lưu gặp gỡ về văn hoá giữa các dân tộc ở địa phương. Khi xuống núi, bao giờ người dân cũng mặc những bộ váy áo mới sặc sỡ đủ màu để đến chợ Bắc Hà, họ xem đây như ngày hội xuống núi, phong tục này vẫn duy trì đến ngày nay.

 

Chợ Bắc Hà được chia ra những khu chợ nhỏ mang tính đặc trưng trao đổi như: chợ thổ cẩm, chợ ẩm thực, chợ ngựa, chợ gia cầm, chợ thực phẩm, chợ chim, chợ rèn đúc. Mỗi khu chợ đều phong phú đa dạng và mang đậm bản sắc dân tộc địa phương, đặc biệt Chợ Bắc Hà là nơi hẹn hò tốt nhất để nam nữ thanh niên dân tộc gặp nhau sau mỗi tuần lao động vất vả. không chỉ vậy trên con đường đi đến chợ bắc khách thăm quan sẽ được chiêm ngương cảnh đẹp của thiên nhiên.Khách hành trình Sapa nhiều khi phải dừng xe để thu vội những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ đó vào ống kính và sẽ gặp từng nhóm người dân tộc cười nói ríu rít dắt ngựa thồ hàng mang đến chợ bán. Để kịp phiên chợ, họ phải đi từ rất sớm thậm chí có những người đi từ ngày hôm trước đến trưa hôm sau mới đến được chợ. Trước đây, chợ Bắc Hà họp trên một quả đồi thoai thoải, sau này chợ được xây mới trên nền bê tông và được chia ra từng khu vực bán hàng nên đã phần nào mất đi vẻ đẹp nguyên sơ. Chợ Bắc Hà là nơi bày bán đủ mọi sản vật của vùng cao, những vật dụng cần thiết cho người dân tộc: cày, cuốc, xẻng, dao các loại rau, hoa quả, mật ong.

Chợ Bắc Hà Sapa - Ảnh 3

Nhưng thu hút phụ nữ dân tộc và khách thăm quan nhiều nhất chính là khu bán các đồ trang sức, váy, áo, vải thổ cẩm và cả những chiếc gùi bằng mây duyên dáng. Tại đây, bạn có thể tùy ý lựa chọn những sản phẩm thổ cẩm, hoa mắt với những sắc màu rực rỡ của váy áo các thiếu nữ dân tộc Mông, Dao đỏ. lữ khách Sapa nước ngoài thường trầm trồ trước những bức tranh được dệt thủ công với những họa tiết sinh động, màu sắc hài hòa và đẹp mắt.

 

Đối với đàn ông vùng cao thì chợ cũng là nơi để một tuần họ có thể gặp gỡ cùng uống rượu bên chảo thắng cố. Thắng cố không lúc nào vơi trong chảo cũng như rượu không lúc nào cạn trong bình. Rượu đặc sản của người Mông bản Phố, được nhiều người biết đến bởi độ nặng và vị gắt rất đặc trưng. Khu bán ngựa là nơi thu hút nhiều đàn ông nhất, họ đến từ các bản làng xa xôi, thậm chí cả những người từ các tỉnh Bắc Giang, Hà Tây... cũng lên đây để buôn ngựa về xuôi.

Chợ Bắc Hà Sapa - Ảnh 4

Trong tiếng ồn ào mua bán, nghe đâu đó tiếng khèn và tiếng hát lúc trầm lúc bổng của các chàng trai trẻ như mời gọi các cô gái. khách thăm quan đến Bắc Hà, nhất là khách nước ngoài, rất thích thú với những khám phá mới về cuộc sống, phong tục của người dân nơi đây.

 

Trong xu hướng bị thương mại hóa các chợ vùng cao hiện nay thì Bắc Hà là một trong những nơi hiếm hoi còn giữ được bản sắc dân tộc, nét riêng độc đáo của các phiên chợ xưa. Đến Bắc Hà, bạn sẽ không gặp cảnh mời chào chèo kéo mua hàng, mà chỉ thấy những gương mặt thuần phác trong bộ quần áo dân tộc sặc sỡ, họ đến chợ ngoài mục đích mua bán còn là để vui với chợ, vui với khách đi chợ. Chiều đến, chợ bắt đầu vãn khách; người đàn ông say rượu ngồi ngất ngưỡng trên lưng ngựa, người phụ nữ dắt ngựa về bản là một hình ảnh đọng lại trong tâm trí Lữ khách .

 

Chợ Bắc Hà Sapa, Cho Bac Ha O Sapa

Chợ Bắc Hà Sapa, Cho Bac Ha O Sapa
21 2 23 44 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==