==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Tết nguyên đán cổ truyền không chỉ là tết chung của cộng đồng các dân tộc người Việt Nam, ngoài ý nghĩa đón mừng năm mới, thờ cúng tưởng nhớ gia tiên, tổ chức các sinh hoạt văn hóa dân gian gia đình và cộng đồng hấp dẫn còn có nhiều tục lạ, nét đẹp văn hóa phong phú và hấp hẫn phản ánh sự phong phú trong đời sống sinh hoạt văn hóa cổ truyền của dân tộc. Sự đa dạng và độc đáo trong văn hóa dân tộc thiểu số góp phần phát triển hành trình sapa.

Phong Tục Lạ Trong Tết Nguyên Đán Của Người Dân Tộc Ở Sapa

Tết nguyên đán cổ truyền không chỉ là tết chung của cộng đồng các dân tộc người Việt Nam, ngoài ý nghĩa đón mừng năm mới, thờ cúng tưởng nhớ gia tiên, tổ chức các sinh hoạt văn hóa dân gian gia đình và cộng đồng hấp dẫn còn có nhiều tục lạ, nét đẹp văn hóa phong phú và hấp hẫn phản ánh sự phong phú trong đời sống sinh hoạt văn hóa cổ truyền của dân tộc. Sự đa dạng và độc đáo trong văn hóa dân tộc thiểu số góp phần phát triển hành trình sapa.

Phong Tục Lạ Trong Têt Nguyên Đán Của Người Dân Tộc Thiểu Số Ở Sapa Lào Cai - Ảnh 1

Theo kết quả điều tra cơ bản Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Lào Cai năm 2003-2004 do tác giả bài viết làm chủ nhiệm đề tài, thông qua Hồ sơ Di sản văn hóa làng và Di sản văn hóa tộc người thì trong lễ tết nguyên đán cổ truyền đón mừng năm mới, các dân tộc thiểu số Lào Cai có nhiều tục lạ và nét văn hóa, phong phú, đa dạng phản ánh sắc thái văn hóa tộc người, cụ thể:

Phong Tục Lạ Trong Têt Nguyên Đán Của Người Dân Tộc Thiểu Số Ở Sapa Lào Cai - Ảnh 2

1. Đối với người Nùng Dín: Sau khi đón giao thừa, cho phụ nữ ăn chơi suốt ba ngày tết. Mọi việc trong gia đình từ cơm nước, cúng bái gia tiên đến cho lợn gà ăn uống, chăn trâu, ngựa, thậm chí cả rửa bát, ấm chén đến đun nước rửa mặt, chân tay đều do các bậc nam giới làm. Đây không chỉ là tục lạ mà còn là nét đẹp văn hóa nhằm tôn vinh phụ nữ, bù đắp cho phụ nữ sau một năm lao dộng vất vả “một nắng hai sương” và nội trợ lo toan mọi việc gia đình tất bật.

 

2. Đối với người Tày ở Minh Lương (Văn bàn): Trong ba ngày tết đều kiêng ăn thịt chó, thịt vịt; không nhặt rau, không quét nhà, rửa bát. Theo quan niệm dồng bào là để tránh vận hạn gia đình không gặp may mắn; mọi của cải gia tài lao động làm ra sẽ bị phân tán, thất lạc không tích lũy được để làm giàu.

 

3. Đối với người Giáy ở Mường Hum (Bát Xát): Trong ngày tết họ làm bánh chưng, bánh bỏng, bánh khảo sếp đặt thành hình trái núi để thờ cúng tổ tiên với ý nghĩa ca ngợi công lao tổ tiên lớn như trái núi, là biểu tượng văn hóa đẹp trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào.

 

4. Đối với người Hmông ở Bản Phố (Bắc Hà): Sáng mùng một tết kiêng không mời nhau dậy để tránh lắm bệnh tật ốm đau. Nam giới dậy nấu cơm cho gà vịt ăn, không huýt sáo. Đặc biệt,  đêm 30 tết thì rải lá chuối trên bếp lò tránh cho bếp lò bị ướt. Theo quan niệm đồng bào, nếu bếp lò bị ướt thì sẽ đem “giông” đến cho gia đình và năm đó cả gia đình sẽ gặp mọi điều “tai bay vạ gió”, mùa màng thất thu, tài lộc mất mát. Các đêm từ mùng 1 đến mùng 3 tết, thầy cúng tổ chức nhảy đồng cho thanh niên năm nữ;  đến đêm thứ ba thì đem giấy bản cuốn thành ống châm lửa đốt thổi xung quanh người nhảy cầu tránh  cho họ mọi điềm gở, điều xấu xảy ra; cầu cho họ - thế hệ trẻ nối tiếp cha ông lao động sản xuất, xây dựng hạnh phúc gia đình được thuận buồm xuôi gió.

 

5. Đối với người Dao: Cũng lắm điều kiêng kỵ với các tục lạ và nét đẹp văn hóa. Người Dao Tuyển ở Làng My, Xuân Quang (Bảo Thắng) ngày tết lại ăn chay, không ăn thịt; chỉ ăn các loại rau xanh, bánh trái, rượu chè.

 

Người Dao Họ ở Khe Mụ, Sơn Hà (Bảo Thắng) lại chỉ ăn cỗ tết chính vào chiều 30 tháng chạp, các ngày tết chỉ vui chơi, tổ chức các trò chơi dân gian và thăm nhau chúc sức khỏe năm mới.

 

Người Dao Đỏ ở Dần Thàng (Văn Bàn), Dền Sáng (Bát Xát) thì sáng mùng một tết, các gia đình lại chuẩn bị dao, cuốc, búa đi lên rừng, nương rẫy “lao động” khai xuân. Khi về mang theo hai hòn đá để chân bàn thờ với quan niệm là mang vàng bạc, của cải về nhà.

 

6. Đối với người Mường: Lại cúng đón giao thừa vào 12 giờ đêm ngày mùng một tết và cúng ở ngoài trời.

 

7. Người hà Nhì ở Ý Tý (Bát Xát): Đêm 30 tết có tục nhổ trộm tỏi hàng xóm để hái lộc đầu xuân. Sáng mùng một tết, kiêng không ra khỏi nhà và sang chơi nhà người khác. Do đó, họ cũng không thích người khác vào nhà theo quan niệm là mang những tai họa, điều xấu vào. Như vậy, không ai đón khách vào nhà chơi trong ngày mùng một tết. Đó là một tập tục mà các quý khách, anh em hay cán bộ công tác vùng đồng bào cần biết để phòng tránh trong quan hệ ứng xử ngày tết.

 

8. Đối với người Tu Dí: Ngày mùng một tết, đồng bào cũng ăn chay, chỉ ăn bánh khoải, đậu phụ, lạc rang, rau xanh; đặc biệt kỵ đổ nước điếu thuốc lào ra nhà, làm đổ các đồ vật trong nhà tránh làm ô uế và tan gia bại sản gia đình.

 

9. Đối với người Phù Lá ở Lùng Phình (Bắc hà): Ngày mùng một tết đồng bào không ăn bánh, theo quan niệm nếu ăn thì người nấu nướng thổi lửa dễ bị bén cháy quần áo; không phơi quần áo phòng tránh gà con dễ bị quạ mổ ăn thịt. Ngày mùng hai tết phải cúng thờ thần rừng ở ngõ trước mới làm lễ cúng gia tiên.

 

10. Đặc biệt đối với người La Chí: Chiều 30 tết đồng bào hái 12 lá rau cải tượng trưng cho 12 tháng đem luộc nguyên cả lá chấm ăn, với quan niệm làm như vậy năm sau rau sẽ tốt hơn. Ngày mùng một tết, không hái và mang rau xanh vào nhà, đồng thời cũng không ăn rau xanh, chỉ ăn thịt lợn…

 

Trên đây là một số tục lạ, nét đẹp văn hóa riêng của đồng bào các dân tộc thiểu số Lào Cai. Những tục lạ này không chỉ phản ánh bản sắc và đời sống văn hóa cổ truyền phong phú của các dân tộc mà cũng là những thông tin tư liệu bổ ích cho mọi người khi tham gia đời sống sinh hoạt cùng đồng bào phục vụ cho công tác dân vận, phục vụ cho việc xây dựng, củng cố mối quan hệ đoàn kết dân tộc để góp phần xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở vùng cao. Tham gia chuyến trải nghiệm sapa để có cơ hội khám phá và tìm hiểu sâu hơn về phong tục, tập quán của họ. 

Phong Tục Lạ Trong Têt Nguyên Đán Của Người Dân Tộc Thiểu Số Ở Sapa

Phong Tục Lạ Trong Têt Nguyên Đán Của Người Dân Tộc Thiểu Số Ở Sapa
27 2 29 56 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==